Results (
English) 1:
[Copy]Copied!
Nội dung của hợp đồng kinh tế là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận bao gồm các điều khoản cơ bản để xác định được quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên giao kết, đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thực hiện hợp đồng, điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy nhiên nội dung của Hợp đồng kinh tế phải tuân theo những quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, được quy định tại BLDS 2005. Điều 402 BLDS 2005 quy định: Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây : - Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm. - Số lượng, chất lượng. - Giá, phương thức thanh toán. - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. - Quyền , nghĩa vụ của các bên. - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. - Phạt vi phạm hợp đồng. - Các nội dung khác Do đặc thù của hợp đồng kinh tế, chủ thể của Hợp đồng kinh tế là các thương nhân hoặc một bên là thương nhân, mục đích của hợp đồng là kinh doanh thương mại, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ có số lượng, khối lượng lớn nên tính chất của hợp đồng kinh tế thường phức tạp hơn. Vì vậy, ngoài các nội dung cơ bản của hợp đồng nói chung thì các bên giao kết hợp đồng kinh tế phải thỏa thuận nhiều điều khoản cụ thể hơn, đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, chính xác tránh những tranh chấp không đáng có. Các bên có thể thỏa thuận rõ thêm các điều khoản: - Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc; - Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; - Điều kiện nghiệm thu của hợp đồng. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hay không thỏa thuận các điều khoản trên. Các bên cũng có thể bổ sung thêm vào Hợp đồng kinh tế những điều khoản không có quy định nếu các bên cảm thấy cần thiết. Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng , nhưng nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng. Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Being translated, please wait..
