Results (
English) 1:
[Copy]Copied!
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặtThanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ không phát sinh sự chuyển giao tiền mặt giữa các chủ thể thanh toán. Những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến trên thế giới hiện nay bao gồm: lệnh chuyển tiền, ghi nợ trực tiếp, thư tín dụng, thẻ thanh toán, séc, tiền điện tử, thanh toán qua điện thoại.Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày. Trong khi đó, hầu hết các nước đã, đang triển khai công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của người dân.Chẳng hạn, nước Anh đã có sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các phương thức thanh toán của những giao dịch mua bán trên thị trường (Hình 1). Theo Hiệp hội Bán lẻ Anh, năm 2012, dù phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ là 54,4% trong tổng số giao dịch, nhưng giảm 3,4% so với năm 2011; phương thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ tiếp tục được đẩy mạnh đạt ở mức 28,2% năm 2012. Đáng chú ý là phương thức thanh toán Paypal đã khuyến khích khách hàng mua hàng thông qua các kênh dịch vụ trực tuyến và tỷ trọng của phương thức thanh toán này đã tăng vượt trội so với năm 2011.
Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, như: internet banking, mobile banking, ví điện tử… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004, xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích và đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nó sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của Chính phủ, các đơn vị kinh doanh và cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể: (i) đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; (ii) đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số; (iii) thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010; (iv) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm; (v) áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tính đến cuối tháng 3/2014, cả nước có trên 15.500 máy rút tiền tự động (ATM) và trên 137.700 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) được lắp đặt, tăng lần lượt 8,4% và 31,7% so với cuối năm 2012.
Tiếp đến, ngày 31/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Trong đó, Điều 6 quy định các doanh nghiệp (DN) không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào DN; các DN không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Theo NHNN, tính đến cuối tháng 3/2014, cả nước có trên 15.500 máy rút tiền tự động (ATM) và trên 137.700 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) được lắp đặt, tăng lần lượt 8,4% và 31,7% so với cuối năm 2012. Trong năm 2013, số lượng và giá trị giao dịch qua POS tại Việt Nam tăng trưởng khá cao, đạt trên 28 triệu giao dịch và đạt trên 120.700 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và 26% so với năm 2012.
Trên thực tế, thẻ ngân hàng đã mang lại khá nhiều tiện tích cho người dùng như: chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại POS, trả phí định kỳ với các khoản thanh toán thường xuyên (tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet), mua hàng trực tuyến tại hệ thống siêu thị...
Thêm vào đó, các ngân hàng cũng chú trọng tới các loại sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi hơn như ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, ví điện tử... Tuy nhiên, tỷ trọng của việc rút tiền mặt bằng thẻ ATM vẫn còn cao, tỷ trọng giao dịch không dùng tiền mặt trong tổng số giao dịch đạt ở mức 3%. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và sự hạn chế về hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, cũng phải kể đến một yếu tố không nhỏ là chính sách phí liên quan đến quá trình sử dụng thẻ. Hiện nay, các NHTM vẫn đang áp dụng phí phát hành thẻ là 50.000 đồng, kèm theo đó là một loạt các mức phí đi theo như phí chuyển khoản, phí sử dụng thẻ thường niên...
Việc áp dụng thu phí chuyển khoản là chưa thực sự hợp lý để khuyến khích người dân tích cực sử dụng thẻ trong các giao dịch chuyển khoản. Với các khoản giao dịch nhỏ, người dân có thể chấp nhận việc rút tiền mặt với phí thấp hơn để trả cho người hưởng bằng tiền mặt. Về chính sách thu phí rút tiền bằng thẻ, đây là một trong những biện pháp nhằm giảm nhu cầu rút tiền mặt của người dân. Tuy nhiên, chính sách này lại chưa thực sự phù hợp với thực trạng hệ thống thanh toán POS hiện nay còn khá khiêm tốn.
Being translated, please wait..